fbpx

So sánh thẻ sức khoẻ đính kèm bảo hiểm nhân thọ của AIA, Manulife, Generali, Daiichi

Thẻ sức khoẻ đính kèm với nhân thọ là loại hình bảo hiểm sức khoẻ của các hãng bảo hiểm nhân thọ cung cấp cho khách hàng đính kèm với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Ưu điểm nổi trội nhất của các thẻ sức khoẻ đính kèm nhân thọ đó là khả năng tái tục cao cũng như mức phí thấp hơn so với thẻ sức khoẻ độc lập có quyền lợi tương đương.

Để mua được thẻ sức khoẻ đính kèm với bảo hiểm nhân thọ của các hãng bảo hiểm nhân thọ, khách hàng cần mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ (sản phẩm chính) bắt buộc. Chi phí sản phẩm chính tối thiểu qui năm của các hãng được qui định cụ thể như sau:

  • Generali tối thiểu 6 triệu đồng/ 1 năm (dòng liên kết chung), 8 triệu đồng/1 năm (dòng liên kết đơn vị) đối với thẻ Tiêu chuẩn, Tiết kiệm; 15 triệu đồng đối với thẻ Cao cấp; 20 triệu đồng/ 1 năm đối với thẻ VIP; 50 triệu đồng/1 năm đối với thẻ Kim Cương.
  • AIA tối thiểu 5 triệu đồng/1 năm
  • Manulife tối thiểu 7 triệu đồng/1 năm đối với thẻ bạc; 10 triệu đồng/năm đối với thẻ titan và vàng; 20 triệu đồng/năm đối với thẻ Bạch Kim và 30 triệu đồng/năm đối với thẻ Kim Cương.

Để so sánh các thẻ sức khoẻ đính kèm nhân thọ của các hãng, Kim Quý Bảo Hiểm sẽ lấy căn cứ là hạng mức tiền giường của các bệnh viện để khách hàng có thể tiện lựa chọn.

1. Thẻ sức khoẻ hạng phổ thông với hạn mức tiền giường trung bình 1 triệu 500 nghìn đồng /1 ngày

A. Quyền lợi nội trú

Với hạn mức chi trả tiền giường trung bình là 1,5 triệu/1 ngày thì có thể đáp ứng nhu cầu ở hầu hết các bệnh viện công lập – khoa dịch vụ, một số bệnh viện quốc tế như Thu Cúc, Phương Đông. Các hạng mức thẻ để so sánh của các hãng tương ứng là:

  • Thẻ Sống khoẻ mỗi ngày hạng Titan của Manulife
  • Thẻ Vita Sức khoẻ vàng – hạng tiêu chuẩn của Generali
  • Thẻ Bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ 2.0 – Chương trình cơ bản của AIA
  • Thẻ Bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ toàn cầu – Cao Cấp của Daiichilife
Bảng so sánh thẻ sức khoẻ hạng phổ thông đính kèm nhân thọ của AIA, Generali, Manulife, Daiichi

Căn cứ vào bảng so sánh, Kim Quý Bảo Hiểm đưa ra một số ý tóm tắt để khách hàng tiện đối chiếu:

  • Ba hãng bảo hiểm AIA, Manulife và Generali tính hạn mức theo đợt điều trị, riêng Daiichi tính hạn mức theo bệnh giới hạn, có giới hạn năm.
  • Manulife, Generali có giới hạn/1 đợt điều trị còn Daiichi giới hạn/lần phẫu thuật hoặc trên bệnh và năm. Còn riêng AIA không có giới hạn đợt điều trị, hạn mức bằng hạn mức tối đa năm.
  • Manulife không có chi phí tiền giường cho người thân, còn Generali có chi phí tiền giường cho người thân bằng tiền giường cho người bệnh, AIA có hạn mức 250k/1 ngày, còn Daiichi có hạn mức 1 triệu/1 ngày đối với người được bảo hiểm dưới 18 tuổi.
  • Đối với chi phí cấy ghép bộ phận: 3 hãng Manulife, AIA, Generali có hạn mức bằng với hạn mức năm cho 6 bộ phận: Thận, tim, gan, phổi, tuỵ, xương. Riêng Daiichi có hạn mức 500tr cho mỗi bộ phận nhưng chỉ có 4 bộ phận là: thận, tim, gan, tuỷ, xương
  • Đối với lọc thận: Gen có hạn mức 30tr/1 năm; AIA là 7tr/1 năm, Daiichi là 15tr/1 năm. Manulife không có chi phí lọc thận đối với gói Titan.
  • Đối với bệnh bẩm sinh, khuyết tật khi sinh với hạn mức tối đa 35 triệu trong suốt thời gian hợp đồng thì chỉ có mình Daiichi có quyền lợi này. Các hãng khác không có quyền lợi này.
  • Trợ cấp nằm viện: đối với quyền lợi này chỉ có Generali có, khi khách hàng nằm viện công sẽ có khoản hỗ trợ 150k/1 ngày. Kể cả trường hợp khách hàng nằm khoa dịch vụ của bệnh viện công lập thì vẫn được hưởng quyền lợi này.
  • Quyền lợi thai sản: Hiện tại chỉ có Generali và Manulife cung cấp quyền lợi này cho khách hàng, đều có thời gian chờ là 270 ngày. Quyền lợi này của Generali tính phí riêng, còn Manulife thì đã bao gồm trong chi phí quyền lợi nội trú. Daiichi có quyền lợi biến chứng sản khoa với hạn mức 35tr/thời hạn hợp đồng. Như vậy nếu để hưởng quyền lợi thai sản thì Manulife đang là công ty có ưu thế.

Điều trị ung thư trong quyền lợi nội trú:

Trong tất cả các thẻ sức khoẻ – quyền lợi nội trú luôn có một hạng mục về điều trị Ung Thư, KQBH bóc tách riêng để so sánh. Nhưng trước hết cần phân biệt quyền lợi ung thư trong thẻ sức khoẻ khác gì so với sản phẩm bổ trợ bệnh lý nghiêm trọng:

  • Quyền lợi ung thư trong thẻ sức khoẻ tính theo hạn mức năm, chi trả theo chi phí y tế thực tế
  • Sản phẩm bổ trợ bệnh lý nghiêm trọng chi trả theo số tiền bảo hiểm mua trong hợp đồng, căn cứ vào bệnh án mà không căn cứ vào chi phí y tế thực tế khách hàng phải trả.

Ví dụ, khách hàng mua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đính kèm quyền lợi bệnh lý nghiêm trọng/ bệnh hiểm nghèo và thẻ sức khoẻ. Nếu không may bị ung thư giai đoạn cuối khách hàng sẽ nhận đồng thời cả hai quyền lợi:

  • 100% số tiền bảo hiểm của bệnh lý nghiêm trọng/ bệnh hiểm nghèo –> quyền lợi chấm dứt
  • Chi phí điều trị thực tế (thấp hơn hạn mức tối đa) của thẻ sức khoẻ (căn cứ vào hoá đơn). Và mỗi năm đều có thể được thanh toán tối đa hạn mức của năm.

Vậy cùng so sánh quyền lợi này ở các thẻ đính kèm nhân thọ.

Thứ 1 là về quyền lợi nhân đôi hạn mức:

  • Generali và AIA đều có quyền lợi nhân đôi hạn mức nhưng quyền lợi này của Generali kích hoạt khi sử dụng hết hạn mức tối đa, còn của AIA kích hoạt khi bị mắc bệnh.
  • Ví dụ cụ thể về thẻ của Generali: khách hàng A bị mắc ung thư giáp giai đoạn sớm vào năm 2023, khách hàng A sử dụng hết 200 triệu chi phí điều trị (vẫn nằm trong hạn mức tối đa của thẻ tiêu chuẩn của Generali) thì quyền lợi nhân đôi hạn mức của Generali vẫn chưa kích hoạt. Đến năm 2024, khách hàng sử dụng hết 250 triệu chi phí điều trị ung thư thì quyền lợi nhân đôi hạn mức cũng vẫn chưa kích hoạt. Năm 2025, khách hàng sử dụng hết 350 triệu chi phí điều trị thì lúc này 300 triệu sẽ tính vào hạn mức tối đa của quyền lợi ung thư, 50 triệu sẽ được tính vào quyền lợi nhân đôi hạn mức – lúc này quyền lợi nhân đôi hạn mức mới kích hoạt và được sử dụng tối đa trong thời hạn 3 năm từ năm 2025 đến năm 2028. Quyền lợi này chỉ được kích hoạt 1 lần duy nhất trong hợp đồng.
  • Ví dụ cụ thể về thẻ của AIA: cùng ví dụ trên, khi khách hàng bị mắc ung thư tuyến giáp thì quyền lợi nhân đôi hạn mức của AIA sẽ được kích hoạt vào năm 2024 mặc dù chưa sử dụng hết hạn mức quyền lợi ung thư tối đa của thẻ. Quyền lợi này sẽ được chia thành 2 đợt, mỗi đợt 250 triệu, có nghĩa là năm 2024 khách hàng sẽ có tổng hạn mức điều trị là 250 triệu + 250 triệu = 500 triệu. Nếu khách hàng không sử dụng hết thì cũng sẽ không được cộng dồn sang năm 2025. Năm 2025 khách hàng cũng sẽ có hạn mức điều trị tối đa là 500 triệu. Quyền lợi này được kích hoạt 1 lần duy nhất trong hợp đồng.

Thứ 2 là về phương pháp điều trị:

  • Generali và Manulife sẽ chi trả cho các chi phí điều trị: xạ trị, hoá trị và các phương pháp khác
  • AIA sẽ chi trả cho các chi phí điều trị bằng xạ trị, hoá trị và phương pháp trúng đích
  • Daiichi sẽ chi trả cho các chi phí điều trị bằng xạ trị và hoá trị

Phần này Kim Quý Bảo Hiểm đã có một bài viết chi tiết, mời khách hàng tham khảo tại đây:

Chi trả chi phí điều trị Ung thư trong sản phẩm bảo hiểm sức khoẻ đính kèm Bảo hiểm nhân thọ.

B. Quyền lợi Khám – Ngoại trú

Đối với quyền lợi khám ngoại trú cần lưu ý:

  • Các chi phí khám sức khoẻ tổng quát không ra bệnh thì sẽ không được chi trả.
  • Các chi phí xét nghiệm vây không ra bệnh cũng sẽ không được chi trả.
  • Quyền lợi nội trú và quyền lợi ngoại trú ở mức tương đương. Ví dụ khách hàng mua quyền lợi nội trú ở mức Tiêu Chuẩn thì cũng sẽ mua quyền lợi ngoại trú ở mức tiêu chuẩn

So sánh các hãng:

  • Đồng chi trả: Aia, Manulife, Generali đều áp dụng đồng chi trả 80/20; Daiichi thanh toán 100%
  • Generali có chi trả cho khám Đông Y còn các hãng AIA, Manulife, Daiichi thì không có quyền lợi này.

2. Thẻ sức khoẻ hạng nâng cao với hạn mức tiền giường trung bình 2 triệu 5 nghìn đồng/1 ngày đến 3 triệu/1 ngày

Đối với hạn mức trung bình 2,5 triêu/1 ngày thì có thể đáp ứng được tất cả khoa dịch vụ bệnh viện công và một số bệnh viện đa khoa quốc tế như Hồng Ngọc, Thu Cúc, Phương Đông.

Bảng so sánh thẻ sức khoẻ hạng giường 2.5 triệu/1 ngày đến 3 triệu/1 ngày đính kèm nhân thọ của AIA, Generali, Manulife, Daiichi

Các lưu ý và tiêu chí so sánh tương tự như trong mục 1

3. Thẻ sức khỏe hạng cao cấp sử dụng tại các bệnh viện Việt Pháp, Vinmec, Tâm Anh

Đây là các bệnh viện đa khoa quốc tế với giá phòng cao từ 4 triệu đến 7 triệu/1 ngày nằm viện. Với ưu điểm là các hãng thẻ đều bảo lãnh viện phí tại các bệnh viện đa khoa quốc tế này nên khách hàng khi sử dụng dịch vụ sẽ rất thuận tiện, không cần phải lấy hồ sơ giấy tờ về làm thủ tục bồi thường với các công ty bảo hiểm

Bảng so sánh thẻ sức khoẻ đính kèm nhân thọ của AIA, Generali, Manulife, Daiichi sử dụng dịch vụ của bệnh viện Vinmec, Việt Pháp, Tâm Anh

Hy vọng rằng với những nội dung trên đây sẽ phần nào giúp cho khách hàng lựa chọn được thẻ sức khỏe phù hợp với nhu cầu của gia đình.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Kim Quý Bảo Hiểm – 0936 715 985 để được hỗ trợ giải đáp.

Kim Quý


Chuyên Viên Tư Vấn Bảo Hiểm Con Người

Tận Tâm - Gắng Sức - Nỗ Lực vì Khách Hàng

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Hãy để lại thông tin đăng ký hoặc liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 0936 715 985!

>
Contact Me on Zalo