Người Việt Nam ta thường có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con” nên thường ít người có thói quen lập kế hoạch hưu trí cho tuổi già. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển cũng như con người ngày càng có nhu cầu cao hơn trong cuộc sống, việc lập kế hoạch hưu trí là vô cùng cần thiết để giảm áp lực tài chính cho chính bản thân và gia đình khi về già.
Mục lục
1. Lập kế hoạch hưu trí là gì?
Lập kế hoạch hưu trí là quá trình xác định mục tiêu thu nhập khi nghỉ hưu và những hành động, quyết định cần thiết để đạt được những mục tiêu đó.
Lập kế hoạch hưu trí bao gồm xác định các nguồn thu nhập, ước tính các khoản chi tiêu, thực hiện chương trình tiết kiệm và quản lí rủi ro và tài sản. Các dòng tiền trong tương lai được ước tính để xác định liệu mục tiêu thu nhập khi nghỉ hưu đã đạt được hay chưa.
Lập kế hoạch hưu trí là một quá trình lâu dài. Bạn có thể bắt đầu bất cứ khi nào, nhưng chúng hoạt động tốt nhất nếu bạn có kế hoạch tài chính ngay từ đầu. Đó là cách tốt nhất để đảm bảo bạn được nghỉ hưu một cách an toàn, đảm bảo và hạnh phúc.
Lập kế hoạch hưu trí – Retirement Planning.
Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, lập kế hoạch hưu trí là lập kế hoạch để chuẩn bị cho cuộc sống sau khi được nghỉ hưu, không chỉ về mặt tài chính mà còn về mọi khía cạnh khác trong cuộc sống.
2. Lập kế hoạch hưu trí – về mặt tài chính
Để lập kế hoạch hưu trí – mặt tài chính trước hết cần xác định những yếu tố sau:
– Xác định khoản tiết kiệm, các nguồn thu nhập ổn định và các khoản khác: Đây là tài sản bạn có để dùng sau khi nghỉ hưu.
– Ước tính các khoản chi tiêu:
- Đầu tiên phải kể đến là chi phí sinh hoạt hằng ngày: Xác định các khoản chi tiêu cố định như tiền nhà, tiền dịch vụ; Các khoản chi tiêu thường xuyên: Tiền ăn, tiền sinh hoạt;…
- Các khoản phát sinh trong những dịp đặc biệt: cho con cháu, đám hiếu, đám hỉ;…
- Các khoản trả nợ, lãi vay; các nghĩa vụ tài chính phải thực hiện;…
- Các khoản dùng trong du lịch, giải trí, cải thiện đời sống,…
- Các khoản công tác xã hội: ủng hộ, công tác thiện nguyện;…
– Thực hiện chương trình tiết kiệm; Quản lí rủi ro về tài sản. Có những khoản riêng dùng đột xuất khi có sự cố phát sinh; Đề phòng rủi ro; Dự định tài sản thừa kế sẽ dành cho người thân; Tài sản thực hiện các công tác xã hội; Hoạt động vì cộng đồng.
3. Công cụ lập kế hoạch hưu trí – Minh hoạ
Dựa trên kế hoạch cơ bản ở trên, chúng ta có thể sử dụng công cụ lập kế hoạch hưu trí tại đây
Minh hoạ cho một công cụ lập kế hoạch hưu trí:
- Anh A năm nay 30 tuổi. Thu nhập hiện tại là 30 triệu đồng/1 tháng.
- Anh A dự kiến nghỉ hưu năm 55 tuổi, thời gian nghỉ hưu dự kiến là 20 năm. Trong thời gian nghỉ hưu, anh A dự kiến chi phí sinh hoạt của mình là 10 triệu/1 tháng – tính theo giá trị ở thời điểm hiện tại).
- Giả sử lạm phát trung bình ở mức 5%/ năm và tỷ suất sinh lời trung bình ở mức 6%/1 năm
Với bài toán trên đây thì anh A sẽ phải tiết kiệm tổng số tiền cho quỹ hưu trí là 7 tỷ 438 triệu 491 ngàn đồng. Anh A sẽ phải tiết kiệm trung bình 1 tháng là 10 triệu 946 ngàn cho đến khi nghỉ hưu.
Chỉ bằng cách lập kế hoạch hưu trí, bạn mới có thể xác định số tiền cần tiết kiệm cho quỹ hưu trí. Nếu tiết kiệm càng sớm thì số tiền tiết kiệm hàng tháng sẽ giảm xuống, còn nếu hoãn kế hoạch tiết kiệm thì số tiền tiết kiệm hàng tháng sau này sẽ tăng lên.
Bảo hiểm hưu trí là một trong những công cụ để giúp khách hàng đảm bảo kế hoạch tài chính một cách có kỷ luật. Tìm hiểu thêm về bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại đây.
Nếu có bất kỳ thông tin nào cần tham khảo hoặc làm rõ vui lòng liên hệ Kim Quý Bảo Hiểm – 0936715985 để được tư vấn chi tiết.