Hiện tại Manulife có hai sản phẩm bảo hiểm sức khỏe là sản phẩm bổ trợ đính kèm với sản phẩm nhân thọ của Manulife:
- Món quà sức khỏe – HCR
- Sống khỏe mỗi ngày – HCR2
Sản phẩm sống khỏe mỗi ngày là sản phẩm ra đời sau với quyền lợi cao hơn và một vài lưu ý. Hiện tại sản phẩm sống khỏe mỗi ngày được đính kèm trong hai dòng sản phẩm: Điểm tựa đầu tư và Hành trình hạnh phúc.
Mục lục
I. Quyền lợi nội trú của bảo hiểm sức khỏe
Căn cứ để lựa chọn quyền lợi nội trú bao gồm:
Nếu không may bị ốm đau phải nằm viện –> khách hàng lựa chọn nằm loại bệnh viện nào? Căn cứ vào chi phí tiền phòng/giường và các loại chi phí khác để lựa chọn hạn mức của gói bảo hiểm sức khỏe phù hợp.
Hiện tại, chi phí tiền phòng/giường các bệnh viện ở khu vực Hà Nội được chia thành các mức như sau:
- Việt Pháp: khoảng 7,5tr/ngày
- Vinmec, Tâm Anh: khoảng 3,5tr/ ngày
- Hồng Ngọc, Thu Cúc, phòng Dịch Vụ của những bệnh viện tuyến đầu như Nhi Trung Ương, Bạch Mai, Y Hà Nội, …..: Khoảng 1tr2 đến 1tr5/ngày
- Các bệnh viện khác ở mức 500- 1tr/1 ngày
1. Các loại quyền lợi điều trị nội trú
Thời gian chờ đối với quyền lợi điều trị nội trú là 30 ngày kể từ ngày cấp hợp đồng (trừ tai nan không có thời gian chờ).
Quyền lợi điều trị nội trú được phân loại thành:
- Quyền lợi điều trị nội trú không có phẫu thuật
- Quyền lợi điều trị nội trú có phẫu thuật
- Cấy ghép nội tạng
- Điều trị ung thư
- Quyền lợi thai sản
- Chi phí xe cứu thương
- Điều trị ngoại trú và điều trị trong ngày do tai nạn
2. Các loại chi phí điều trị nội trú
Trong quá trình nằm viện điều trị nội trú, các chi phí phát sinh sẽ bao gồm:
- Chi phí tiền phòng/giường
- Chi phí vật lý trị liệu
- Chi phí y tế: thuốc men, vật tư tiêu hao,……
- Chi phí điều trị trước khi nhập viện : nếu trước khi nhập viện (điều trị nội trú) khách hàng có đi khám và được kê đơn thuốc về uống, nhưng không khỏi và nhập viện vì bệnh đã khám trước đó thì chi phí khám và điều trị này sẽ được thanh toán trong chi phí điều trị nội trú.
- Chi phí điều trị sau xuất viện: là chi phí như tái khám, thuốc men sau khi xuất viện theo chỉ định của bác sỹ.
- Chi phí phẫu thuật (điều trị có phẫu thuật hay cấy ghép tạng): Đối với trường hợp cấy ghép nội tạng chi trả chi phí thực tế liên quan đến người nhận tạng (là người được bảo hiểm) và chi phí Phẫu thuật cho người hiến tạng (không phải là người được bảo hiểm). Không chi trả chi phí tạng (mua tạng).
Đối với điều trị ung thư: chi trả chi phí xạ trị và hóa trị trong điều trị nội trú, điều trị ngoại trú hay điều trị trong ngày.
3. Quyền lợi thai sản
Thông thường thai sản sẽ được phân loại thành 2 loại:
- Sinh thường
- Sinh mổ/ Biến chứng thai sản
Thời gian chờ đối với quyền lợi thai sản là 270 ngày, biến chứng thai sản là 90 ngày kể từ ngày cấp hợp đồng hoặc ngày khôi phục hiệu lực hợp đồng (ngày nào đến sau).
Quyền lợi thai sản sẽ bao gồm các loại chi phí:
- Chi phí phòng/ Giường
- Chi phí kiểm tra thai kỳ
- Chi phí sinh thường/sinh mổ
- Chi phí chăm sóc trẻ sơ sinh trong vòng 7 ngày kể từ ngày sinh (không bao gồm Bệnh Bẩm Sinh/Dị tật bẩm sinh
- Chi phí điều trị biến chứng thai sản.
Căn cứ vào bảng quyền lợi trên, hạn mức chi trả cho thai sản tối đa của các gói là:
- Gói Titan: hạn mức sinh thường là 10 triệu; sinh mổ là 20 triệu.
- Gói Vàng: hạn mức sinh thường là 20 triệu, sinh mổ là 30 triệu.
- Gói Bạch Kim: Hạn mức sinh thường là 30 triệu, sinh mổ là 50 triệu.
- Gói Kim Cương: Hạn mức sinh thường là 50 triệu, sinh mổ là 100 triệu
II. Quyền lợi điều trị ngoại trú
Đối với Món quà sức khỏe – HCR:
- Trường hợp khách hàng không có thẻ bảo hiểm y tế: áp dụng đồng chi trả 80/20, tức là công ty trả 80% chi phí còn khách hàng chi trả 20% chi phí.
- Trường hợp khách hàng có thẻ bảo hiểm y tế: không áp dụng đồng chi trả.
Đối với Sống khỏe mỗi ngày
Các loại chi phí được thanh toán trong quyền lợi điều trị ngoại trú:
- Chi phí khám bệnh (không bao gồm chi phí khám sức khỏe định kỳ)
- Chi phí thuốc kê toa của bác sỹ
- Chi phí chuẩn đoán/xét nghiệm tại cơ sở y teese do Bác sỹ chỉ định và cần thiết cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh
- Chi phí Điều trị trong ngày (ngoại trừ trường hợp điều trị ung thư)
- Chi phí vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sỹ
- Chi phí y học thay thế
III. Quyền lợi nha khoa
Đối với sản phẩm món quà sức khỏe – tương tự như quyền lợi ngoại trú
Đối với sản phẩm sống khỏe mỗi ngày
Các loại chi phí được thanh toán trong quyền lợi nha khoa gồm:
- Khám, chuẩn đoán nha khoa
- Điều trị nha chu, viêm nướu
- Thuốc kê toa
- Trám răng (amalgan, composite, fuji hoặc các chất liệu tương đương)
- X-quang
- Chữa tủy răng
- Nhổ răng bệnh lý (không cần phẫu thuật)
- Chi phí cắt u mô cứng của răng, cắt cuống răng
- Chi phí mão răng, răng giả
- Cạo vôi răng.
IV. Tài liệu – Điều khoản – Bảng giá
Tài liệu giới thiệu sản phẩm: tại đây
Điều khoản sản phẩm: tại đây
Biểu phí bảo hiểm: tại đây
V. Một số câu hỏi thường gặp
1. Khách hàng chữa trị bằng đông y có được thanh toán chi phí không?
Có được thanh toán nếu khách hàng tham gia quyền lợi điều trị ngoại trú. Các chi phí này thuộc Chi phí y học thay thế
2. Quyền lợi MQSK được xem xét chi trả theo nguyên tắc nào?
- Chi trả khi Sản phẩm bổ trợ này còn hiệu lực
- Chi trả Chi phí Y tế Thực tế không vượt quá giới hạn phụ của từng loại chi phí của từng quyền lợi. Trong mỗi quyền lợi có thể có nhiều Giới hạn phụ
- Tổng tất cả các chi phí được chi trả không quá Giới hạn tối đa của Chương trình bảo hiểm trong năm hợp đồng
- Nếu đã chi trả hết Giới hạn tối đa, sản phẩm vẫn tiếp tục có hiệu lực tuy nhiên sẽ không chi trả tiếp ở năm hợp đồng đó.
- Áp dụng mức cùng chi trả 20% đối với ngoại trú và nha khoa trong trường hợp không sử dụng BHYT. Không áp dụng cùng chi trả nếu KH sử dụng BHYT
3. KH chích ngừa vắc xin phòng bệnh, có được thanh toán chi phí chích ngừa theo quyền lợi MQSK không? Nếu là chích ngừa bệnh dại sau khi bị chó cắn thì sao?
MQSK không chi trả chi phí chích ngừa vắc xin phòng bệnh, trừ phi để ngăn chặn bệnh dại sau khi bị cắn bởi một con vật hoặc tiêm ngừa uốn ván sau khi bị tai nạn hoặc chấn thương (điều khoản loại trừ 5.21).
Trường hợp KH chích ngừa bệnh dại sau khi bị chó cắn, công ty sẽ xem xét chi trả quyền lợi MQSK.
4. KH chơi bóng đá với đồng nghiệp và bị gãy chân phải nằm viện điều trị thì có được thanh toán QL Nội Trú không?
Nếu khách hàng tham gia thể thao với tính chất giải trí, không phải tham gia các giải đấu chuyên nghiệp thì vẫn xem xét thanh toán.
5. Hồ sơ yêu cầu bồi thường và thời hạn yêu cầu bồi thường quyền lợi MQSK?
Hồ sơ yêu cầu bồi thường quyền lợi của MQSK có thể bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Bao gồm:
- Đơn yêu cầu giải quyết QLBH, Thư ủy quyền theo mẫu của công ty đã được điền hoàn chỉnh và chính xác, và:
- Giấy ra viện, giấy chứng nhận phẫu thuật, Sổ khám bệnh, Đơn thuốc, Phiếu điều trị nha khoa, và:
- Bảng kê chi phí khám chữa bệnh, Phiếu chỉ định khám/xét nghiệm, Kết quả xét nghiệm/siêu âm, Hồ sơ bệnh án; và:
- Hóa đơn tài chính, Biên lai thu tiền phí, lệ phí, Hóa đơn bán lẻ (chấp thuận với mức tối đa cho tổng chi phí chi trả theo quy định của Công ty theo từng thời điểm); và:
- Các giấy tờ bao gồm cả chứng minh nhân dân của Người nhận QLBH và/hoặc Người được ủy quyền nhận QLBH, và/hoặc chứng từ tùy trường hợp cụ thể và cần thiết theo quy định của công ty.
Thời hạn yêu cầu bồi thường: trong vòng 12 tháng kể từ ngày xảy ra sự kiệm bảo hiểm.
6. Công ty sẽ xử lý hồ sơ yêu cầu giải quyết QLBH của MQSK trong bao lâu?
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ các chứng từ hợp lệ (theo điều khoản sản phẩm chính).
Trên đây là một số câu hỏi mà khách hàng thường hỏi khi tìm hiểu về sản phẩm bảo hiểm sức khỏe của Manulife. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào khác, bạn có thể comment câu hỏi ở dưới bài viết, Quý sẽ trả lời câu hỏi của bạn nhé.
Kim Quý – 0936 715 985