Có một nghịch lý trong xã hội hiện nay: người giàu thì mua rất nhiều bảo hiểm nhân thọ còn người nghèo thì thấy chưa cần thiết. Đặc biệt, tỷ lệ mua bảo hiểm nhân thọ của người thành thị thì cao hơn rất nhiều so với vùng nông thôn.
Nếu như cuộc sống chỉ đơn giản là Làm – Ăn – Nghỉ ngơi thì thật tuyệt vời. Nhưng không chỉ có vậy, cuộc sống còn tồn tại cả những lo lắng về rủi ro của bệnh tật, của những tai nạn bất ngờ. Tuy nhiên, khi được hỏi tới việc lập kế hoạch bảo vệ mình, bảo vệ gia đình, bảo vệ tài chính trước những rủi ro đó bằng bảo hiểm nhân thọ thì có nhiều người nói rằng “tiền đâu mà tham gia bảo hiểm, ăn còn chưa xong”.
Mục lục
1. Tại sao cần mua bảo hiểm?
Dù là người giàu hay người nghèo thì tất cả con người đều có nhu cầu giống nhau (tháp nhu cầu Maslow):
- Nhu cầu ăn, mặc, nghỉ ngơi, nơi ở, và các nhu cầu thiết yếu
- Nhu cầu được an toàn, ổn định: có công việc, có gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
- Nhu cầu xã hội: có nhiều mối quan hệ, bạn bè, ..
- Nhu cầu được tôn trọng, kính mến, tin tưởng
- Nhu cầu được thể hiện bản thân.
Mặc dù những nhu cầu này ở người giàu và người nghèo có giá trị khác nhau. Tuy nhiên, rủi ro trong cuộc sống như bệnh tật, ốm đau, tai nạn, …. thì không chừa một ai. Bảo hiểm giống như một phương án dự phòng (plan B) để bảo vệ gia đình, cuộc sống trước những biến cố không lường trước.
Mọi người tham gia bảo hiểm nhân thọ như một khoản đầu tư, một cách tiết kiệm, một sự bảo vệ tài sản trước các rủi ro: bênh tật/ốm đau, tai nạn,tử vong… cũng là một cách thể hiện tình yêu chăm sóc gia đình khi chẳng may họ gặp biến cố thì tương lai những người thân yêu không bị ảnh hưởng nhất (đặc biệt quan trọng với người trụ cột khi gặp rủi ro).
2. Vậy cần bao nhiêu tiền mới có thể mua được bảo hiểm nhân thọ?
Không ít khách hàng cho rằng phải có nhiều tiền thì mới tham gia được bảo hiểm nhân thọ. Khó đông KH đưa ra lý do “không có tiền” để từ chối kế hoạch bảo hiểm mà tư vấn vieen đề xuất. hơn nữa, họ còn lo xa rằng năm nay đóng được, vài ba năm nữa nhỡ làm ăn không tốt thì sao mà theo được?
Vậy xin phép được hỏi khách hàng:
- “Không có tiền” thì có phải ăn, ở, đi lại, cho con cái học hành?
- “Không có tiền” nếu chẳng may rủi ro xảy đến (ốm đau bệnh tật, tai nạn) có phải đi chữa bệnh không?
- Nếu có ít tiền, tức là thu nhập thấp thì thu nhập ấy có quan trọng với bạn và gia đình không?
Một trong những lý do hết sức quan trọng để bảo hiểm ra đời là vì muốn giúp chúng ta có nhiều tiền hơn ở hiện tại thông qua việc tiết kiệm đều đặn và có kỷ luật từ một phần thu nhập rất nhỏ mỗi tháng.
Vì thế, nếu bạn là người ít tiền thì vẫn cần dành ra từ 10-20% thu nhập để có kế hoạch tích lũy, bảo vệ chính số tiền “ít ỏi” mà bạn đang có. Hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân:
- Nếu mỗi tháng thu nhập của bạn giảm đi 10-20% thì có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn và gia đình không?
- Nếu chẳng may bạn phải sử dụng toàn bộ số tiền tiết kiệm bạn có và bạn không có thu nhập thì có ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn và gia đình không?
Chỉ cần cân đối lại chi tiêu, tránh lãng phí là bạn hoàn toàn có thể “góp gió thành bão”. Hơn nữa, khi đã tham gia bảo hiểm nhân thọ rồi, bạn sẽ có thêm động lực để tìm cách gia tăng thu nhập, tập trung tiết kiệm.
3. Sự khác nhau trong tư duy quản lý tài chính của người giàu và người nghèo?
Người nghèo luôn trong tình trạng túng thiếu. Họ nghĩ rằng giải pháp là phải được tăng lương, có thêm nguồn thu nhập để có nhiều tiền hơn. Nhưng càng có nhiều tiền hơn, họ lại càng mắc nợ nhiều hơn. Bởi vì họ rơi vào một cái vòng luẩn quẩn của nỗi sợ và lòng tham. Họ sợ túng thiếu nên muốn có nhiều tiền, nhưng khi có nhiều tiền hơn họ lại tiêu xài nhiều hơn mức trước đây để rồi rơi vào sợ hãi trở lại.
Người giàu khác người nghèo ở chỗ họ thoát ra được cái vòng luẩn quẩn ấy. Họ luôn luôn lập kế hoạch tài chính trong dài hạn cùng với phương án dự phòng rủi ro xảy ra. Người giàu họ hiểu rằng bảo hiểm đơn thuần chỉ là một phương án bảo vệ, để tiền vào bảo hiểm rồi hãy coi như quên đi, mất cũng chẳng sao cả. Nếu chẳng may gặp chuyện thì đã có cái dự phòng, hỗ trợ tài chính cho gia đình; còn việc đầu tư thì đã có các hình thức khác: kinh doanh, bất động sản, cổ phiếu… với mức độ sinh lời cao hơn nhiều. Người giàu thường suy nghĩ theo cách nhìn dài hạn, họ thường lên kế hoạch sẵn cho cuộc đời của mình. Làm việc đến bao nhiêu tuổi? Con cái lớn lên sẽ đi du học nước nào? Nghỉ hưu thì làm gì? Đi du lịch ở đâu? Do đó ngay từ đầu, bảo hiểm nhân thọ đã là điều vô cùng cần thiết đối với những người giàu. Bởi phải có một phương án dự phòng rủi ro mới chắc chắn bảo vệ được những thành quả mà họ đã chuẩn bị bấy lâu, những kế hoạch trong tương lai mới được thực hiện theo đúng lộ trình.
Còn người nghèo đang nghĩ gì? “Tháng này đang chưa có tiền đóng học phí cho con”, “Lại chuẩn bị đóng tiền thuê nhà, tiền điện nước”, “Cuối tháng hết tiền thì ăn gì?”. Nỗi lo về cơm áo gạo tiền trước mắt khiến cho người nghèo không còn thời gian và tâm trí lo cho tương lai của gia đình mình. Mặt khác, người nghèo đang quan niệm bảo hiểm nhân thọ chỉ như một khoản tích lũy, tiết kiệm. Bây giờ ăn còn chưa đủ thì gửi tiền tiết kiệm để làm gì, có tiền thì thà để ngân hàng lấy chút lãi, rút cho linh hoạt. Do đó mà người nghèo ít quan tâm đến bảo hiểm nhân thọ hơn.
4. Những lý do mà người nghèo chưa quan tâm đến bảo hiểm nhân thọ?
- Vì không có tiền: vì có nhiều khoản phải chi tiêu, vì còn nhiều khoản nợ phải trả….
- Vì quan điểm khác nhau về bảo hiểm nhân thọ: người giàu coi đó là một phương án bảo vệ, dự phòng tài chính. Người nghèo coi đó là một khoản tích lũy, ăn còn chưa đủ thì lấy đâu ra tiền để tiết kiệm.
- Vì nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người giàu cao hơn nên ý thức tham gia bảo hiểm của họ cũng tốt hơn
- Vì nhiều trở ngại tham gia bảo hiểm nhân thọ: kinh tế, địa lý, thông tin khiến người nghèo khó tiếp cận hoặc nghĩ mình không cần tới bảo hiểm nhân thọ.
Tuy nhiên, càng nghèo thì càng nên mua bảo hiểm nhân thọ. Vì sao ư?
Bạn có hàng ngày đọc báo, thấy tin những em bé mất cha hay mẹ, gia đình rơi vào cảnh túng bấn? Bạn có xót xa khi nhìn thầy những cụ già không tiền hưu trí, vẫn phải hàng ngày bám đường kiếm miếng ăn? Bạn có thấy sợ hãi khi thấy những mảnh đời nhọc nhằn khi trong nhà có người bệnh tật, ốm đau hay thương tật do tai nạn. Nhiều lắm..
Nếu như trích 1-2 đồng kiếm được để xây dựng quỹ còn khó, thì khi có việc cần dùng đến tiền, bạn sẽ lấy đâu ra? Lúc này phải đi vay mượn người thân, bạn bè, rồi sau đó sẽ lại nai lưng ra trả nợ. Tương lai gia đình sẽ thế nào nếu chỉ một rủi ro nhỏ xảy ra. Nếu như ngày nào đó con bạn xin tiền đóng học, cha mẹ cần tiền để phụng dưỡng, bác sỹ bảo chúng ta chi tiền để được chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh tật…thì chúng ta cũng trả lời rằng “không có tiền” sao?
Nếu bạn có nhiều, bạn tham gia nhiều. Nếu bạn có ít, bạn tham gia ít. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Có thể nếu khó khăn, mình chỉ tham gia một mệnh giá thấp, nhưng đó cũng tạo thành một ngân quỹ nhất định để bạn không quá bị động nếu gia đình có biến cố. Còn nếu may mắn, thì đó sẽ là một khối tài sản tích lũy cho con đường học vấn của con cái, cho thời gian hưu trí của bạn được an nhàn, vui vẻ hơn.
Biết bao nhiêu gia đình nghèo, sinh con ra bị bệnh, cả nhà chỉ còn tập trung vào việc vay mượn chữa bệnh cho con. Bao nhiêu gia đình nghèo, khi người vợ hay chồng mắc bệnh thận phải bươn chải từng đồng để chạy thận. Trước đó họ cũng vất vả tiết kiệm được 1 khoản tiền nhỏ, hy vọng sau này cải thiện được cuộc sống. Giá như những người đó đã tham gia bảo hiểm, trích một phần quỹ này vào bảo hiểm, thì khoản tiền họ nhận được lại từ bảo hiểm khi biến cố xảy ra, có phải đã gánh đỡ được cho họ bao nhiêu mối lo.
Liệu bạn có thể dành ra 20.000 nghìn đồng mỗi ngày, để có một quỹ dự phòng vài chục triệu khi gặp bệnh, hay một quỹ dự phòng vài trăm triệu nếu xảy ra rủi ro tử vong, hay một quỹ dự phòng lên tới vài trăm triệu khi bạn không còn khả năng lao động nữa?
Vì vậy, đừng bao giờ cho phép bản thân suy nghĩ rằng “tôi không có tiền mua bảo hiểm nhân thọ”. Đừng để đến khi rủi ro đến rồi thì không những mình mà người thân của mình phải cực khổ.